Bước 1: Khám lâm sàng/ khám và chụp phim
Các phòng khám được trang bị đầy đủ các thiết bị chụp phim toàn cảnh và phim sọ nghiêng, phần mềm vi tính để thu thập dữ liệu, trên cơ sở đó bác sĩ sẽ phân tích chính xác tình trạng lệch lạc các răng và hàm. Từ đó hướng đến việc đáp ứng đầy đủ các yêu cầu làm đẹp, chỉnh sửa khuôn mặt, nụ cười và chức năng của cơ, khớp thái dương hàm.

Việc phân tích trên máy tính các hình ảnh chuyên sâu, sau đó sử dụng phần mềm thiết kế chỉnh nha, lên kế hoạch từng bước thực hiện …sẽ giúp bệnh nhân niềng răng hiểu rõ được tình trạng răng hàm của mình, và hiểu rõ được quá trình điều trị, thời gian chuyển biến và kết quả cuối cùng.

Bước 2: Lập kế hoạch điều trị và tư vấn thực hiện
Sau khi phân tích và đánh giá tình trạng cần chỉnh nha, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị. Các phương pháp niềng răng sẽ được đề nghị và mắc cài sẽ được lựa chọn sao cho phù hợp với tình trạng răng, hàm và điều kiện chi phí, thời gian. Có nhiều loại mắc cài, tuy nhiên bác sĩ sẽ tư vấn và bệnh nhân sẽ cùng quyết định mang loại mắc cài nào, ví dụ:  mắc cài kim loại, mắc cài sứ, mắc cài tự khóa, mắc cài mặt lưỡi…

Việc tư vấn cũng rất quan trọng để người niềng răng hiểu rõ được quá trình niềng sẽ diễn ra như thế nào và đặc biệt bệnh nhân niềng răng phải biết tuân thủ thực hiện các chỉ định và chống chỉ định mà bác sĩ đã khuyến cáo trong quá trình điều trị. Sự hợp tác, tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ chỉnh nha  là vô cùng cần thiết để mang đến hiệu quả sau cùng.

Bước 3: Cạo vôi răng (clean răng)
Đây là bước cơ bản để làm sạch răng miệng, loại bỏ các chất tồn đọng để tránh nguy cơ gây ra bất kỳ vấn đề nào của răng miệng. Do quá trình niềng răng việc vệ sinh răng miệng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Ngoài ra tất cả các trường hợp có tổn thương về răng như răng sâu, răng vỡ,..phải được xử lý để răng miệng ở tình trạng khỏe nhất.

Bước 4: Gắn mắc cài
Bác sĩ chỉnh nha sẽ gắn các khí cụ niềng răng như mắc cài, dây cung, khâu… lên răng, lúc này bệnh nhân sẽ bắt đầu một quá trình dài và tập làm quen với việc mang “1 số vật lạ” trong miệng của mình.

Bước 5: Đeo mắc cài và tái khám
Sau khi lắp mắc cài việc tái khám sẽ được thực hiện định kỳ, thời gian hẹn tái khám tùy theo tình trạng của từng trường hợp cụ thể và tùy theo từng giai đoạn của quá trình niềng răng. Thường thì càng về các giai đoạn sau thì định kỳ tái khám sẽ dài hơn, kỳ tái khám có thể là 1 tuần, 2 tuần hay 1 tháng,..

Trong mỗi lần tái khám, các phụ kiện như  mắc cài,dây cung, móc… sẽ được điều chỉnh khi cần thiết, việc chụp hình ảnh cũng được thực hiện để đánh giá mức độ tiến triển và để cho người niềng răng thấy và so sánh được kết quả chỉnh nha so với ban đầu.

Việc điều chỉnh này sẽ thực hiện cho đến khi đạt kết quả chỉnh nha như mong muốn, lúc này mắc cài cũng như các khí cụ chỉnh nha sẽ được tháo ra hoàn toàn.

Bước 6: Tháo mắc cài
Sau khi tháo mắc cài, quá trình niềng răng vẫn chưa kết thúc. Có nghĩa là răng hàm có đẹp, và khỏe hay không phụ thuộc vào rất nhiều việc chúng ta có tuân thủ việc chăm sóc răng sau khi niềng không.

Trong nhiều trường hợp, khí cụ duy trì được sử dụng sau khi tháo mắc cài để duy trì và giữ đúng vị trí cho răng. Hàm duy trì làm bằng nhựa cứng giữ răng khỏi những di chuyển để tránh tái phát sau khi niềng răng.

Hình ảnh trước và sau niềng răng

Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị có thể khác biệt tùy theo thể trạng của từng người.

2. Rút ngắn quá trình niềng răng với mắc cài Dentaurum
Công nghệ niềng răng mắc cài Dentaurum theo tiêu chuẩn Đức với 4 ưu điểm vượt trội sau đây:

– Chỉnh hình hàm răng đều đặn, thẩm mỹ tối đa, đưa khớp cắn về vị trí chuẩn

– Hiệu quả chỉnh nha đảm bảo đạt được theo đúng lộ trình mà bác sỹ tiên liệu trong phác đồ điều trị

– Cả răng và xương đều thích ứng tốt và đảm bảo ổn định sau khi kết thúc điều trị

– Tổng thời gian niềng răng được rút ngắn, giúp bạn hoàn tất chỉnh nha trước thời hạn mà kết quả vẫn đảm bảo tốt nhất

Rút ngắn quá trình niềng răng nhờ công nghệ mắc cài Dentaurum